CHUYÊN CUNG CẤP SỈ VÀ LẼ CÁC LOẠI TRÀ TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN NGON NHẤT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
0944.899.009
Social:
facebook-nho-2027youtube-nho-1656messenger-nho-0424zalo-nho-0933

Giới thiệu về cây chè Thái Nguyên bạn cần tham khảo

Ngày tạo: 09-05-2022
Lượt xem: 186

Giới thiệu về cây chè Thái Nguyên - Tân Cương

Những bề dày lịch sử và tất tần tật thông tin về giống chè, cách trồng và những tác dụng của chè thái nguyên mà không phải ai cũng biết.

Cây chè Thái Nguyên là một trong những loại cây công nghiệp mang lại nguồn kinh tế cao và là niềm tự hào của người dân nước Việt. Nếu bạn muốn tìm hiểu về loại cây này thì những giới thiệu về cây chè Thái Nguyên dưới đây thực sự cần thiết với bạn. Cùng tham khảo nhé!

  1. Cây chè Thái Nguyên là gì?

Cây chè Thái Nguyên hay cây trà Thái Nguyên là loại cây công nghiệp được trồng tại tỉnh Thái Nguyên. Người ta thường sử dụng lá và chồi (búp non) để sản xuất thành chè khô hoặc chè xanh tươi để uống.

Cây chè Thái Nguyên hay cây trà Thái Nguyên là loại cây công nghiệp được trồng tại tỉnh Thái Nguyên. Cây chè Thái Nguyên hay cây trà Thái Nguyên là loại cây công nghiệp được trồng tại tỉnh Thái Nguyên. Cây chè được biết đến không chỉ là thức uống giải khát hàng ngày mà nó còn là thức uống mang lại nhiều sức khỏe và giá trị tinh thần.

  1. Lịch sử cây chè Thái Nguyên

Không ai nhớ rõ lịch sử trà Thái Nguyên như thế nào, nó có từ bao giờ, cũng chẳng ai nhớ từ khi nào chè Thái Nguyên đã phủ xanh từng mảnh đất trống trên địa bàn tỉnh, chỉ biết rằng các cây chè cao niên hiện nay vẫn nằm trên các vùng trà lâu đời và danh tiếng như: Tân Cương, Trại Cài, Minh Lập, La Bằng, Khe Cốc, Tức Tranh và trở thành hình ảnh đặc trưng và là nguồn sống của cái vùng nửa đồi nửa núi này.

Cây chè cổ thụ được trồng ở Tân Cương - Thái Nguyên

Tuy vậy người ta cũng nhớ được rằng, cây trà đầu tiên của Thái Nguyên có nguồn gốc từ Phú Thọ, được một người dân của xã Tân Cương tên là Đội Năm – người sau này được tôn là ông tổ của làng trà Tân Cương mang về trồng. Cây trà đã được lấy giống từ Phú Thọ để rồi giờ đây Thái Nguyên chứ không phải Phú Thọ được mệnh danh là xứ sở Đệ nhất danh trà của cả nước. Hiện nay cây chè tổ nhiều tuổi nhất đã gần 90 tuổi và được trồng ở vùng trà Tân Cương.

  1. Thế mạnh của cây chè Thái Nguyên tại vùng đất tỉnh Thái Nguyên

 Cây chè Thái Nguyên khi bén rể trên mảnh đất Thái Nguyên trong điều kiện thiên nhiên, khí hậu thuận lợi nên phát triển tươi tốt vượt trội. Cây chè được nuôi dưỡng trên nền đất feralit màu vàng, chứa nhiều lớp phù sa cổ và được tắm mát bởi dòng sông Công và hồ Núi Cốc nên chất chè Thái Nguyên nơi đây không thể chê vào đâu được.

Lịch sử trà Thái Nguyên gắn liền với lịch sử phát triển của cây trà Việt Nam. Trước những năm 1882 người Việt Nam trồng trà dưới hai hình thức: trồng trà vườn hộ gia đình và trồng trà rừng.

Từ năm 1882 tới năm 1945 bắt đầu xuất hiện những đồn trà lớn tư bản Pháp với những công nghệ và thiết bị hiện đại, lúc này người dân Thái Nguyên bắt đầu sản xuất trà tại hộ gia đình và doanh điền.

Năm 2002 tổng diện tích cây trà xanh của nước ta là 108.000 ha trong đó có 87.000 ha trà kinh doanh, tổng lượng trà sản xuất 98.000 ngàn tấn trong đó xuất khẩu 72.000 ngàn tấn đạt 82 triệu USD, riêng với tỉnh Thái Nguyên hiện nay diện tích trà lên tới 17.500ha, sản lượng trà năm 2009 đạt trên 140 ngàn tấn, gần 40 nhà máy, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào sản xuất trà, góp phần đưa cây trà trở thành cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Từ cách đây cả hàng trăm năm người dân Thái Nguyên vẫn chỉ trồng giống bản địa là trà Trung Du để sản xuất trà xanh và trà đen. Khoảng hơn chục năm trở lại đây người dân Thái Nguyên đã mạnh dạn đưa một số giống trà như Bát Vân Tiên, TRI 777, LDP1…vào trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và là kế sinh nhai nuôi sống con người Thái Nguyên.

  1. Các giống chè ở Thái Nguyên

Đi sâu vào tìm hiểu về các giống cây chè được trồng trên đất Thái Nguyên mới thấy được sự khác nhau về giống và chất đất mỗi vùng sẽ đem lại một chất vị riêng, đa dạng về chủng loại. Tại Thái Nguyên, các giống cây chè Thái Nguyên thường được sử dụng phổ biến như: Chè Bạch Hạc (chè hạt), chè Bát Tiên, chè lai LDP1, LDP2, TRI 777, chè Tô Hiệu, Hoa Nhật Kim, Hùng Đình Bạch, Phúc Thọ Mười, Keo Am Tích, Phúc Văn Tiên,… Trong đó:

4.1. Chè Bạch Hạc (Bạch Hạt Trà)

Giống cây chè được trồng phổ biến nhất tại Thái Nguyên được trồng bằng hạt, có sức chống chội cao với thời tiết và có khả năng sinh trưởng mạnh, tuổi thọ cao lâu. Cây chè cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hiện tại Thái Nguyên dần thay thế các giống chè mới nên diện tích chè Bạch Hạc đang ít đi theo thời gian.

 4.2. Chè TRI 777

 Được coi là giống cây chè thái nguyên được trồng đầu tiên, chè có màu nước xanh, bền nước nên được khá nhiều người ưa chuộng. Giống chè TRI 777 khi đạt đến độ 8 tuổi có thể cho ra ra sản lượng 8-10 tấn búp/ha.

4.3. Chè Kim Tuyên

Thuộc giống chè được nhập từ Đài Loan, lai tạo từ cặp lai giữa mẹ là giống Olong của địa phương và bố là giống Raibudi của Ấn Độ. Giống chè Kim Tuyên rất hợp với đất đai, khí hậu Thái nguyên nên cho ra búp chè có chất lượng cao và biến sản phẩm chè thành chè Thái Nguyên thượng hạng.

4.4. Chè LD1

Giống LDP1 được chọn lọc từ những hạt hữu tính năm 1981 tại Phú Hộ. Được chiếc từ cây lai có mẹ là Đại Bạch Trà - một giống chè Trung Quốc có chất lượng tốt, bố là PH1 - loại giống có năng suất cao. Giống chè LDP1 có khả năng chịu hạn hán và sâu bệnh tốt.

4.5. Chè LDP2

Giống chè LDP2 có khả năng chống chịu sâu bệnh và sự thay đổi của thời tiết tốt nên cây chè sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao và khả năng thích ứng rộng.

  1. Tác dụng của lá chè Thái Nguyên

Thành phần hóa học trong cây chè thái nguyên:

- Nhóm chất đường: glucoza, fructoza,.. tạo giá trị dinh dưỡng và mùi thơm khi chế biến ở nhiệt độ cao.

- Nhóm tinh dầu: metyl salixylat, citronellol,..tạo nên hương thơm riêng của mỗi loại chè, chịu ảnh hưởng của khí hậu, loại đất và quy trình chế biến.

- Nhóm sắc tố: chất diệp lục, caroten, xanthophin, làm cho nước chè có thể từ màu xanh nhạt đến xanh lục sẫm hoặc từ màu vàng đến đỏ nâu và nâu sẫm.

- Nhóm axít hữu cơ: gồm 8-9 loại khác nhau, có tác dụng tăng giá trị về mặt thực phẩm và có chất tạo ra vị.

- Nhóm chất vô cơ: kali, phốtpho, lưu huỳnh, flo,magiê, canxi,..

- Nhóm vitamin: C, B1, B2, PP,…: hầu hết tan trong nước, do đó người ta nói nước chè có giá trị như thuốc bổ.

- Nhóm glucozit: góp phần tạo ra hương chè và có thể làm cho nước chè có vị đắng, chát và màu hồng đỏ.

- Nhóm chất chát (tanin): chiếm 15%-30% trong chè, sau khi chế biến thì nó trở thành vị chát…

- Nhóm chất nhựa: đóng vai trò tạo mùi thơm và giữ cho mùi không thoát đi nhanh (chất này rất quan trọng trong việc chế biến trà rời thành trà bánh).

- Nhóm chất keo (petin): giúp bảo quản trà được lâu vì có tính năng khó hút ẩm.

- Nhóm ancal: cafein, theobromin, theophylin, adenin, guanin,..

- Nhóm protein và axit amin: tạo giá trị dinh dưỡng và hương thơm cho chè.

- Nhóm enzim: là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình biến đổi của cơ thể sống.

Tác dụng của cây chè thái nguyên:

Cây chè Thái Nguyên cũng là một trong những loại cây chè xanh, đều có những đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học tương tự nhau. Chính vì thế, chè thái nguyên cũng sở hữu những tác dụng tốt cho sức khỏe như:

  1. Phòng ngừa bệnh ung thư
  2. Diệt khuẩn, chống chất phóng xạ
  3. Giúp cơ thể và tinh thần tỉnh táo, giảm stress
  4. Hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết
  5. Hỗ trợ cơ quan hô hấp
  6. Phòng ngừa các bệnh tim mạch
  7. Phòng bệnh đau răng.
  8. Hạ cholesterol và chất béo trong máu.
  9. Bảo vệ thần kinh trong bệnh Pakinson…

Cây chè thái nguyên thuộc trong những dòng chè xanh nên lá trà cũng chứa những thành phần dược tính tốt cho sức khỏe

Cây chè thái nguyên thuộc trong những dòng chè xanh nên lá trà cũng chứa những thành phần dược tính tốt cho sức khỏe

  1. Quy trình trồng và chăm sóc cây chè Thái Nguyên

 6.1. Chọn giống

- Tùy vào địa hình và chất đất để chọn các loại giống thích hợp, ưu tiên chọn những loại giống có khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh tốt, giống cây chè cho ra chất lượng cao phù hợp với nhu cầu sản xuất và có khả năng sinh trưởng mạnh.

- Giống chè phải được nhân vô tính theo biện pháp giâm cành chè trong túi bầu đất.

- Nên trồng trọt theo công nghệ tiên tiến, thâm canh cao theo xu hướng tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật.

Nên ưu tiên chọn những loại giống có khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh tốt

Nên ưu tiên chọn những loại giống có khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh tốt

6.2. Làm đất - Bón phân lót - Thời vụ & mật độ trồng

- Chọn đất trồng: Đất trồng chè phải có tầng canh tác trên 80cm, kết cấu tơi xốp; có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100cm; độ dốc bình quân dưới 25 độ; pH 4- 6.

- Làm đất và đào hố trồng: Đất trồng chè phải được cày vùi phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 – 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây.

- Bón lót trước khi trồng: Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 – 30 tấn/ha và 100 – 150 kg P2O5/ha, trộn phân vào đất trồng.

- Thời vụ và mật độ:

Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1-2 và tháng 7-8; phía Nam tháng 2-3 và tháng 5-7.

Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc tháng 1-3 và tháng 8-9; phía Nam tháng 2-4 và tháng 6-7 khi đất đủ ẩm.

Mật độ trồng chè: Nơi dốc < 15 độ : Hàng cách hàng 1,4 – 1,5m, cây cách cây 0,4 – 0,5m. Nơi dốc > 15 độ : Hàng cách hàng 1,2 – 1,3m, cây cách cây 0,3 – 0,4m.

6.3. Kỹ thuật trồng cây chè Thái Nguyên

Loại bỏ túi PE và giữ nguyên bầu đất. Đặt bầu chè vào hố quay theo hướng thuận lợi, lắp đất rồi nén đất xung quanh bầu. Sau đó, lấp phủ lớp đất tơi xốp kín trên lên mặt bầu 1 – 2 cm. Trồng xong tủ cỏ, rác 2 bên hàng chè hay hốc trồng dày 8 – 10 cm, rộng 20 – 30 cm mỗi bên.

Kỹ thuật trồng cây chè Thái Nguyên

Đối với chè hạt: nên ngâm hạt trong nước khoảng 12 tiếng trước khi gieo; có thể gieo ngay hoặc ủ trong cát cho nứt rồi đem gieo; những rạch chè sâu 10cm được bón lót và lấp đất: gieo 4-6 hạt/hốc, lấp đất sâu 3-4cm; sau đó tỉa những cây xấu, còn 2-3 cây/cụm, tủ cỏ rác để giữ ẩm.

6.4. Chăm sóc cây chè

- Tưới nước theo định kỳ để cung cấp đủ nước cho cây nhất là vào mùa khô và khi trái đang lớn và sắp chín.

- Phòng trừ cỏ dại: Phủ lên gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại mọc; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

- Phòng trừ sâu bệnh cho cây chè bằng biện pháp canh tác (diệt cỏ, diệt mầm bệnh, côn trùng) và biện pháp sinh học (trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè).

      Nhìn vào bề dày lịch sử trà Thái Nguyên và những thuyết minh về cây chè Thái Nguyên có thể dễ dàng nhận thấy cây trà Thái Nguyên có lịch sử phát triển khá lâu đời. Cùng với những thăng trầm của lịch sử và thời gian cây trà Thái Nguyên vẫn giữ cho mình được chỗ đứng vững chắc và xứng đáng là nơi hội tụ tinh hoa của trà Việt.

4 vùng chè nổi tiếng ở Thái Nguyên

Nhắc tới Thái Nguyên là người ta nhớ đến câu nói quen thuộc : ” Chè Thái, Gái Tuyên “. Quả thực vậy, Thái Nguyên một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích canh tác, số lượng, chất lượng sản phẩm từ cây chè. Những vùng chè nổi tiếng ở thái nguyên: Chè Tân Cương, Chè Trại Cài, Chè La Bằng… với diện tích gần 20 nghìn ha. Mỗi vùng chè lại có các sản phẩm chè mang nét đặc trưng riêng, góp phần tạo nên thương hiệu chè Thái Nguyên nổi tiếng xa gần. Hôm nay chè Đức Dung xin giới thiệu  4 vùng chè ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên.

  1. Vùng chè Tân Cương (TP Thái Nguyên)

 Vùng chè Tân cương Là một trong những vùng chè nổi tiếng ở Thái Nguyên. Tân Cương luôn là vùng chè đứng đầu trong việc trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng cây chè để cho ra những búp chè tươi ngon nhất. Vùng chè Tân Cương được mệnh danh là cái nôi của đất chè Thái.

Người dân Thái Nguyên lưu truyền rằng: khoảng những năm 1920- 1922, cây chè Thái, đặc biệt là vùng chè Tân Cương được ông Đội Năm ( tên thật là Võ Văn Thiệt ) di thực về vùng này. Vườn chè cổ đến nay vẫn còn, cũng đã trải qua hơn 87 tồn tại và phát triển cùng với nhân dân, xóm làng.

Hiện nay chỉ riêng Tân Cương có khoảng 400 ha chè đặc sản. Kể cả những người sành trà cũng phải công nhận rằng chưa thấy thứ trà nào lại ngon như trà ( chè ) Tân Cương. Điều gì làm lên sự khác biệt, sự cuốn hút tuyệt vời của món hương vị trà này ? Đó là bởi vì trong từng tách trà  sánh vàng có đậm đà, hòa quyện hương vị tự nhiên đầy đủ vị chát dịu, vị ngọt hậu lắng sâu trong vị giác người thưởng trà. Cũng có nhiều người nhận cho rằng để trà Tân Cương toát hết được cái quốc hồn quốc túy thì phải được pha bằng thứ nước giếng lấy tại Tân Cương.

Còn đối với những nhà khoa học, nhà nghiên cứu trà, họ tin vào những con số thực tế khiến cho chè Tân Cương trở nên đặc biệt như vậy. Đó là kết quả của hàng trăm cuộc thí nghiệm về đất, về nước, khí hậu, các nhà khoa học đã cho ra một một kết luận : Ngoài yếu tố về cách gây trồng, tập quán canh tác thì bức xạ nhiệt chính là yếu tố quyết định tới việc chè Tân Cương là loại chè ngon hàng đầu như vậy. Theo phân tích từ các mẫu kiểm tra, lượng bức xạ hữu hiệu ở Tân Cương là 61,2 Kcal/cm2/năm, ở các vùng khác là 122,4 Kcal/cm2/năm, thấp hơn so với các vùng chè khác nên cho chè Tân Cuơng có chất lượng đặc biệt khác biêt .

Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chè Tân Cương đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Pháp, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hoà Séc…

  1. Vùng chè Trại Cài – Minh Lập (huyện Đồng Hỷ)

Chè Trại Cài – Minh Lập là cũng là một trong vùng chè nổi tiếng ở Thái Nguyên từ lâu bởi hương vị thơm ngon đặc biệt của nó. Các Hội thì chè do tỉnh Thái Nguyên tổ chức hàng năm với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân trà đã chắp cánh cho danh trà Trại Cài- Minh Lập được vang xa ra khắp toàn quốc. Nếu không do chính người dân ở những vùng chè này nói ra thì chính những người sành trà lâu lắm nhất cũng khó có thể phân biệt được đâu là chè Tân Cương, đâu là trà Trại Cài. Bởi chè Trài Cài hay chè Tân Cương thì cũng mang đầy đủ những hương vị đặc trưng của vùng chè Thái Nguyên mà chỉ nơi đây mới có. Đó chính là sự hòa quyện của mùi hương cốm bay, của màu nước sánh vàng mật ong, của vị đắng, ngọt, chát, thơm làm quyến rũ say đắm lòng người.

Hiện nay, toàn xã Trại Cài – Minh Lập có trên 460 ha chè canh tác, chủ yếu giống chè trung du. Sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 4.200 tấn chè búp tươi/năm.

  1. Vùng chè La Bằng – Đại từ

Chè La Bằng là một vùng chè khá lâu đời với hơn 60 năm tuổi nhưng vẫn xanh tối và cho năng suất cao. Vùng chè La Bằng không có diện tích lớn như chè Tân Cương hay Trại Cà. Diện tích của La Bằng là trên 220ha chỉ phục vụ cho việc trồng chè. Tuy nhiên không vì thế mà chất ảnh hưởng tới chất lượng chè. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn và những người sành chè thì chất lượng chè ở đây cũng ngang với các vùng chè nổi tiếng ở Thái Nguyên khác.

Điểm chung của các vùng chè Thái Nguyên chính là được thừa hưởng sự ưu đãi về chất đất, về khí hậu. Người dân La Bằng cũng rất khắt khe trong quy trình trồng và chăm sóc chè. Tất cả đều được lựa chọn bài bản từ những giống tốt nhất đến việc chăm bón, thu hoạch và chế biến chè như thế nào. Đặc biệt, La Bằng còn có một ưu thế so với các vùng chè khác nhờ kinh nghiệm làm chè đông, chính vì vậy nó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đã có nhiều nghệ nhân vùng chè La Bằng đoạt giải cao trong các cuộc thi chè của tỉnh, trung ương. Hiện, La Bằng có khoảng 40 nghệ nhân chế biến chè nổi tiếng.

  1. Vùng chè Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (huyện Phú Lương)

Đây là một trong những vùng chè tập trung có diện tích lớn trên 2000 ha( gấp 5 lần vùng chè Tân Cương ). Vùng chè Tức Tranh hiện chiếm 12% diện tích chè toàn tỉnh Thái Nguyên với năng suất cao nhất toàn tỉnh là gần 100 tạ/ha . Nhờ có sự bồi đắp phù sa màu mỡ của vùng nước nguồn sông Cầu phục vụ suốt 4 mùa mà Chè Tức Tranh được thu hái gần như quanh năm.  Nước và phù sa sông Cầu không chỉ cung cấp cho đồng lúa – hoa màu bội thu mà còn là nguồn tài nguyên quý không thể thay thế cho cây chè.

Chính vì lẽ đó các chợ phiên quanh năm lúc nào cũng đầy ắp các loại chè ngon mà khách hàng chè trong và ngoài tỉnh về thăm, mua bán đông như trảy hội…

Không chỉ là những người sành chè, là những tổ chức Doanh Nghiệp chuyên kinh doanh chè từ lâu đã biết đến địa danh nổi tiếng bởi những vùng chè nổi tiếng ở Thái Nguyên, nay vẫn cần dành nhiều thời gian, nhiều cơ hội hơn nữa để về chiêm ngưỡng, tận hưởng và thưởng thức ngắm nhìn những vùng chè đang ngày càng xanh tốt, cho năng suất cao với chất lượng tuyệt hảo trải khắp các Huyện, Thành, Thị của Thái Nguyên.

  

Hé lộ nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên được bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan…

Sáng ngày 5/12, tại UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ Công bố nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng các làng nghề chè trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ trao văn bằng bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan cho tỉnh Thái Nguyên

Trà Thái Nguyên không chỉ bó hẹp trong vùng Tân Cương, cây chè đã bén rễ thích nghi ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Mỗi vùng đất, với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu khác nhau đã đem lại cho sản phẩm chè Thái Nguyên nói chung rất nhiều hương vị đặc trưng riêng có. Điển hình như “Tứ đại danh trà Thái Nguyên” gồm: Chè Tân Cương có hương cốm thơm tự nhiên, đậm đà bởi vị ngọt, chát thanh tao; Chè La Bằng có màu mật ong vàng óng, uống vào có mùi thơm đặc trưng; Chè Trại Cài có vị đậm đà, ngọt hậu; chè Khe Cốc lại có vị nồng, đượm. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây chè trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến, tiêu thụ gắn với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, phát triển sản phẩm đa dạng, an toàn, chất lượng kết hợp với việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong đó vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè Thái Nguyên được đặc biệt quan tâm.

Tháng 8/2006, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên được giao là chủ sở hữu. Đây cũng là sản phẩm đặc thù đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.  Tháng 7/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan. Sau hơn 3 năm thẩm định hồ sơ, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được các cơ quan sở hữu trí tuệ của 3 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cấp văn bằng bảo hộ. Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành chè Thái Nguyên trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định: Với việc được bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan các doanh nghiệp có thể yên tâm đẩy mạnh xuất khẩu cũng như tiến hành các hoạt động quảng cáo, quảng bá nhãn hiệu “Chè Thái Nguyên” tại các thị trường đó; đồng thời có cơ sở pháp lý để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của các nước trên xử lý các hành vi giả mạo, gian lận lương mại đối với nhãn hiệu này.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày của Hợp tác xã Chè La Bằng

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương Sở Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị liên quan đã cố gắng, nỗ lực trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại 3 quốc gia, vùng lãnh thổ: Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan. Để việc sử dụng, quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” một cách có hiệu quả, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Các sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần chủ động, tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị của các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” cho người sản xuất, người tiêu dùng; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế để nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”; xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và cải tiến mẫu mã, bao bì cho sản phẩm chè, tạo lợi thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường; tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện, kiến nghị và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”.

Trà Thái Nguyên - thương hiệu chè nổi tiếng ở Thái Nguyên ngon nhất sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

MỜI BẠN LÀM ĐẠI LÝ TRÀ THÁI NGUYÊN - THƯƠNG HIỆU CHÈ NỔI TIẾNG Ở THÁI NGUYÊN NGAY HÔM NAY

Liên hệ trực tiếp ĐT/Zalo: 0944 899 009

Sản phẩm đặc biệt được nhiều người lựa chọn và sử dụng là loại trà xanh đặc sản của Thái Nguyên; một tỉnh thuộc vùng trung du ở phía Bắc nước ta. Trà xanh là một trong 6 loại trà cơ bản được làm từ cây trà (Camellia sinensis). Chỉ riêng trà xanh là không được lên men; nên loại trà này giữ gần như hoàn toàn các thành phần hoá học của lá trà tươi. Ở Việt Nam thì đặc sản thường gắn liền với tên địa danh. Và do Thái Nguyên nổi tiếng nhất về trà ngon. Thế nên cái tên Trà Thái Nguyên - thương hiệu chè nổi tiếng ở Thái Nguyên trở nên phổ biến là vì lý do này. Và dân gian cũng có câu ‘Chè Thái, Gái Tuyên’ là vì vậy.

Nguồn gốc của cây Trà Thái Nguyên - thương hiệu chè nổi tiếng ở Thái Nguyên ở đâu?

Giống Trà Thái Nguyên - thương hiệu chè nổi tiếng ở Thái Nguyên thực ra có nguồn gốc từ Phú Thọ, đây là điều ít người biết, nhiều người lầm tưởng về nguồn gốc của Trà Thái Nguyên - thương hiệu chè nổi tiếng ở Thái Nguyên như vậy là bởi cây chè ở Phú Thọ được đem về Thái Nguyên trồng từ rất lâu rồi và hương vị của trà khi được trồng ở Thái Nguyên lại ngon hơn hẳn ở Phú Thọ.

Năm 1922, người dân Thái Nguyên được lệnh phủ xanh đất trống đồi trọc, đây chính là thời điểm những người dân Thái Nguyên đầu tiên đặt nền móng cho Trà Thái Nguyên - thương hiệu chè nổi tiếng ở Thái Nguyên nổi tiếng ngày nay. Cụ Đội Năm, sau này là nghệ nhân sao chè nổi tiếng với trà Cánh Hạc, đã cùng bà con Thái Nguyên đến vùng Bạch Hạc, Phú Hộ, Phú Thọ đem cây chè trung du về vùng Tân Cương, Thái Nguyên để trồng.

Vì sao Trà Thái Nguyên - thương hiệu chè nổi tiếng ở Thái Nguyên ngon hơn những nơi khác?

Cùng một giống trà khi trồng ở Thái Nguyên sẽ cho phẩm chất tốt hơn hẳn, hương vị thơm ngon mà không nơi nào có được. Bởi vùng đất này có điều kiện thổ nhưỡng  với tỷ lệ các nguyên tố vi lượng đặc biệt phù hợp với cây chè, được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic, macma axít hoặc phù sa cổ, đá cát; có độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0, thuộc loại đất hơi bị chua. Về khí hậu, vùng tiểu khí hậu phía Đông dãy núi Tam Đảo cao trên dưới 1.000m so với mực nước biển được cho là điều kiện lý tưởng cho phẩm chất chè được hoàn thiện. Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến yếu tố bức xạ nhiệt tại khu vực, tổng bức xạ nhiệt là 122,4 kcal/cm2/năm, trong đó lượng bức xạ hữu hiệu là 61,2 kcal/cm2/năm đếu thấp hơn so với chè khác, và đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng Trà Thái Nguyên - thương hiệu chè nổi tiếng ở Thái Nguyên.

HTX TRÀ XANH THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Số 38, Ngõ 288, Tổ 21 P. Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

Điện thoại/Zalo: 0944 899 009

Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

MST: 4601 351 514, Giấy DKKD số: 4601 351 514  Ngày cấp:04/09/2020

ATVSTP số 33/2021/NNPTNT-TN, VietGAP số: DVCL-VG-TT-21-19-13

trà lài thái nguyên | trà làitrà nhàitrà hoa nhàitrà hoa làilục trà làitrà hoa nhài có tác dụng gìhoa nhài khôtrà xanh làitrà xanh nhàitrà hương làitrà xanh hoa nhàitrà lài có tác dụng gìtrà lài phúc longtrà lài lộc phát | trà tân cương Thái Nguyên | trà thái nguyên tân cương | trà thái nguyên |

 

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

facebook-nho-2027 youtube-nho-1656 messenger-nho-0424 zalo-nho-0933 

Đang truy cập: 8
Trong ngày: 313
Trong tuần: 2056
Lượt truy cập: 219317
Fanpage - facebook

Copyright © 2010 Bản quyền thuộc về HTX Trà Xanh Thái Nguyên.

1
Bạn cần hỗ trợ?