CHUYÊN CUNG CẤP SỈ VÀ LẼ CÁC LOẠI TRÀ TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN NGON NHẤT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
0944.899.009
Social:
facebook-nho-2027youtube-nho-1656messenger-nho-0424zalo-nho-0933

75 năm Bác Hồ về thăm ATK Định Hóa

Ngày tạo: 23-06-2023
Lượt xem: 35

Kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ về ATK Định Hóa - Thái Nguyên

 

Thực hiện Công văn số 1324-CV/BTCTU, ngày 08/3/2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc gửi tài liệu tuyên truyền Kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ về ATK Định Hóa - Thái Nguyên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (20/5/1947 - 20/5/2022). Ban Biên tập Website đăng tải tài liệu tuyên truyền để quý bạn đọc tiện theo dõi và tuyên truyền

 

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

Kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ về ATK Định Hóa - Thái Nguyên lãnh đạo

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (20/5/1947 - 20/5/2022)

(kèm theo Công văn số 83-CV/BTG, ngày 15/3/2022 của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối)

------

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc lựa chọn Định Hóa - Thái Nguyên làm nơi xây dựng An toàn khu

Sau một thời gian dài hoạt động ở nhiều nước, cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đi Trung Quốc để tìm cách về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Đầu năm 1940, Người đến Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) và đến tháng 8/1940, trở lại Quế Lâm (tỉnh Quảng Tây) cùng với một số cán bộ, chuẩn bị điều kiện và chờ cơ hội thuận lợi để trở về Tổ quốc. Chính tại nơi đây, với tầm nhìn chiến lược, Người đã nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta… Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ[1].

Như vậy, ngay từ khi còn ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có sự quan tâm đặc biệt đến phong trào cách mạng ở Thái Nguyên, thấy rõ vị trí chiến lược của vùng đất Thái Nguyên đối với cách mạng Việt Nam. “Thời kỳ tiền khởi nghĩa khi Bác về Pác Bó đã có ý định phát triển cơ sở xuống Thái Nguyên, vì Thái Nguyên là một địa bàn quan trọng “tiến có thể đánh, lui có thể giữ” và nhân dân ở đây có truyền thống cách mạng[2].

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (09/3/1945), dưới ánh sáng bản Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, cao trào kháng Nhật cứu nước dâng lên khắp toàn quốc. Thời cơ cho nhân dân ta nổi dậy Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Huyện Định Hóa nằm trong dự định của lãnh tụ Hồ Chí Minh chọn làm nơi Người “dừng chân ở đây một thời gian để cơ mưu việc lớn”. Về sự kiện này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: “Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (09/3/1945), tôi đã cùng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến về Chợ Chu (Định Hóa - Thái Nguyên) và thống nhất hai đội quân Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội Quân cứu quốc thành Việt Nam Quân giải phóng tại Định Biên Thượng (Định Hóa). Tiếp đó, tôi nhận được chỉ thị của Bác Hồ bố trí cho Bác về làm việc ở Chợ Chu. Tôi bàn với hai anh Tấn và Song Hào đề nghị Bác chọn Tân Trào, vì Chợ Chu tuy cơ sở chính trị, kinh tế đều tốt nhưng có đường thông thương với Thái Nguyên dễ bị uy hiếp; còn Tân Trào, dân cư có thưa thớt, kinh tế có khó khăn nhưng địa thế hiểm trở hơn. Châu Sơn Dương còn cách tỉnh lị Tuyên Quang bởi con sông Lô, tiện bảo vệ[3]. Vì vậy, Tân Trào được chọn là nơi Bác ở và làm việc, trở thành Thủ đô Khu Giải phóng. Từ Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn Đảng, toàn dân: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta[4].

Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Quân giải phóng đã nổi dậy giành chính quyền từ trong tay phát xít Nhật. Chiều ngày 20/8/1945, tại cuộc mít tinh lớn được tổ chức ở sân vận động thị xã Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc tuyên bố xóa bỏ chính quyền của Nhật và tay sai, thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên. Khoảng 21 giờ, ngày 22/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về đến thị xã Thái Nguyên. Ngay tối hôm đó, Người gặp gỡ các đồng chí cán bộ lãnh đạo tỉnh để nắm tình hình địa phương và căn dặn những việc cần làm đối với một chính quyền cách mạng còn non trẻ.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân công đồng chí Phạm Văn Đồng cùng một số cán bộ ở lại Việt Bắc một thời gian để củng cố căn cứ địa.

Cuối tháng 10/1946, Trưởng ban Tài chính Trung ương Đảng Nguyễn Lương Bằng được giao nhiệm vụ trở lại Việt Bắc để chuẩn bị địa điểm xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Một số địa điểm thuộc huyện Định Hóa (Thái Nguyên), Nam Chợ Đồn (Bắc Kạn) được chọn làm nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ trong trường hợp phải rời khỏi Thủ đô.

Tháng 11/1946, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đội công tác đặc biệt, do đồng chí Trần Đăng Ninh phụ trách, chuyên lo việc nghiên cứu chọn địa điểm an toàn đặt các cơ quan Trung ương và kế hoạch tổng di chuyển lên căn cứ trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Giữa tháng 12/1946, một số cán bộ trong Đội công tác đặc biệt lần lượt lên vùng Việt Bắc làm nhiệm vụ. Sau một thời gian khảo sát thực tế, cân nhắc kỹ lưỡng mọi mặt, Đội quyết định chọn các huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (Thái Nguyên), cùng với các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (Tuyên Quang) và Chợ Đồn (Bắc Kạn) làm nơi xây dựng An toàn khu (ATK) của Trung ương. Đó là những nơi có đủ các yếu tố địa lợi và nhân hoà, bảo đảm sự an toàn cho các cơ quan đầu não kháng chiến hoạt động trong những năm chiến tranh ác liệt.

Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ rời Thủ đô chuyển lên Căn cứ địa Việt Bắc. Trên đường di chuyển lên ATK, mờ sáng ngày 04/3/1947, Người rời Sơn Tây, qua bến đò Trung Hà sang đất Phú Thọ. Cùng đi với Người có 8 cán bộ vừa làm cảnh vệ, vừa làm liên lạc và cấp dưỡng. Đồ dùng của Người mang theo gồm có chăn, màn, vài bộ quần áo, đôi dép cao su, chiếc máy chữ và ít tài liệu, sách, báo đựng trong chiếc túi nhỏ. Từ ngày 02/4/1947, Bác Hồ ở tại làng Xảo (xã Bình Phú, còn gọi là xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương - lúc đó gọi là châu Tự Do, tỉnh Tuyên Quang).

Tối 19/5/1947, từ làng Xảo (Sơn Dương, Tuyên Quang), Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cán bộ cảnh vệ, giúp việc trèo đèo, lội suối sang ATK Định Hoá. Ngày 20/5/1947, Người đến ở và làm việc tại đồi Khau Tý, thôn Điềm Mặc (nay là xã Điềm Mặc) và ở đó cho đến ngày 11/10/1947.

Thời gian đầu, các đồng chí phục vụ mới dựng được hai căn nhà để Bác, các đồng chí Vũ Kỳ, Hoàng Hữu Kháng, nữ đồng chí Thường (cấp dưỡng phục vụ Bác) ở và làm việc. Còn các đồng chí khác ở tạm trong nhà đồng chí Ma Đình Tương (lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Hành chính huyện Định Hóa). Nơi ở và làm việc của Bác là một căn nhà sàn lợp lá gồm hai gian được dựng trên đồi Khau Tý, nép mình bên cây cổ thụ giữa khu rừng nứa ngộ thuộc thôn Nà Tra. Căn nhà Bác ở thoáng mát, vách nứa được đan rất khéo tay, nhìn rất đẹp. Trên một phía vách có treo một chiếc áo the dài, một khăn xếp, một chiếc ô đen. Đó là những thứ Bác dùng để cải trang khi đi công tác. Dưới sàn có hai chiếc vali dùng để đựng tài liệu và quần áo. Giữa sàn trải một chiếc chiếu. Tất cả “tiện nghi” của Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc ta, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có như thế.

Cách căn nhà Bác ở khoảng 10 mét, là một căn nhà nhỏ xinh xắn. Giữa hai căn nhà là sân đất sạch sẽ. Ở góc sân có một xà đơn, một xà kép; cạnh đó là hầm tránh máy bay. Từ nơi Bác ở có con đường mòn đi sang huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), xuống huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên), lên huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), ra huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) và nhiều đường tắt đi lại kín đáo, thuận tiện.

Để đảm bảo bí mật, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc. Có lúc, Người ở huyện Định Hoá (Thái Nguyên), có lúc sang Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang), có lúc lên Chợ Đồn (Bắc Kạn) hoặc sang Võ Nhai (Thái Nguyên). Riêng huyện Định Hoá, Người đã từng ở và làm việc tại xã Điềm Mặc từ ngày 20/5 đến ngày 11/10/1947, Khuôn Tát (xã Phú Đình) từ ngày 20 đến ngày 28/11/1947, Nà Lọm (xã Phú Đình) từ ngày 07/3 đến ngày 12/9/1948 và cuối năm 1951, bản Pèo (xã Phú Đình) từ ngày 12/5 đến ngày 01/6/1949… “Cơ quan Trung ương Đảng, cơ quan đồng chí Trường Chinh thường ở gần cơ quan của Bác và Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh, chủ yếu là ở Lục Rã (Phú Đình), cũng có lúc cơ quan chuyển sang Tân Trào nhưng ít lâu sau lại trở về chỗ cũ…”[5].

Thái Nguyên là một trong những địa bàn chiến lược được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi đặt đại bản doanh để lãnh đạo quân, dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ huyện Định Hóa - trung tâm Thủ đô kháng chiến, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng liên quan đến vận mệnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của cả dân tộc, trong đó có quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ quyết định lịch sử này, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, cam kết công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Với ý nghĩa lịch sử đó, Tỉn Keo, Phú Đình, ATK Định Hóa đã trở thành vùng đất thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam.

Không chỉ các quyết sách lớn của Đảng và Chính phủ được quyết định tại ATK Định Hoá, mà các hoạt động ngoại giao cũng diễn ra chủ yếu trên đất Thái Nguyên. “Bác gặp Pôn Muýt (Paul Mus) - đại diện Cao ủy Pháp, tại thị xã Thái Nguyên. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp do Lêô Phighe (Léo Figuères) dẫn đầu, các đoàn cố vấn Trung Quốc, đoàn điện ảnh Liên Xô (cũ) và nhà đạo diễn nổi tiếng Cácmen, nhiều nhà ngoại giao, nhà báo quốc tế… được Bác Hồ tiếp tại Định Hoá. Các đồng chí lãnh đạo Đảng bạn như Chủ tịch Xuvanuvông, đồng chí Cayxỏn, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đồng chí Sơn Ngọc Minh, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia… trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã ở và làm việc nhiều ngày trên đất Đại Từ…”[6].

Như vậy, với địa hình, địa thế hiểm yếu, cùng với cơ sở cách mạng ra đời sớm và phát triển vững chắc là những cơ sở quan trọng giúp cho Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chọn Thái Nguyên cùng Tuyên Quang, Bắc Kạn làm địa bàn xây dựng ATK Trung ương. Chọn ATK ở Việt Bắc nói chung và Định Hóa nói riêng chính là chọn được nơi an toàn nhất, chắc chắn nhất cho cơ quan đầu não tồn tại và lãnh đạo cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi. Sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong cuộc tấn công lên Căn cứ địa Việt Bắc Thu - Đông 1947 là thực tế khẳng định việc lựa chọn và xây dựng ATK ở vùng này là hoàn toàn chính xác.

  1. Vị trí, vai trò của ATK Định Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

2.1. ATK Định Hóa là một trong những trung tâm lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của cả nước

ATK Trung ương là một vùng an toàn, nằm sâu trong Căn cứ địa Việt Bắc, chủ yếu thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (Thái Nguyên) và Chợ Đồn (Bắc Kạn). Đây là nơi ở và làm việc của các cơ quan đầu não kháng chiến như: cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận, Bộ Tổng Tư lệnh và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm 1947 - 1954. Đồng thời, đây cũng là nơi đứng chân, học tập, huấn luyện của các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục…

ATK Định Hóa có vị trí đặc biệt quan trọng đối với công cuộc kháng chiến. Nằm ở vị trí trung tâm của Căn cứ địa Việt Bắc, Định Hóa có địa thế hiểm trở, núi rừng bạt ngàn, phía tây có dãy núi Hồng án ngữ, tạo nên bức tường thành kiên cố. Nối liền các xã là những con đường mòn nhỏ hẹp, kín đáo. ATK Trung ương ở Định Hóa chủ yếu thuộc địa phận các xã: Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên. Trong khu vực bốn xã có nhiều khe suối chảy qua, rất thuận lợi cho việc sinh hoạt và trồng trọt. Xen kẽ giữa các thôn, bản là những đồi cây rậm rạp, tạo thành bức màn phủ kín đường đi và nhà ở bên trong.

Tuy nằm trên địa phận nhỏ hẹp ở Định Hóa và một số huyện khác nhưng phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của ATK Định Hóa không giới hạn trong phạm vi không gian tồn tại của nó, mà rộng khắp cả nước. Chính từ ATK Định Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng để chỉ đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc. Cũng tại nơi đây, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh thường xuyên nhận được tin tức về tình hình kháng chiến ở các địa phương và có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo kịp thời, đẩy mạnh mọi mặt hoạt động ở các khu, các tỉnh. Cuối năm 1948, tại ATK Định Hóa, Bộ Tổng chỉ huy ra bản huấn lệnh gửi Nam Bộ, nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho phong trào kháng chiến Nam Bộ. Nhờ đó, phong trào kháng chiến ở Nam Bộ, sau một chặng đường vô cùng khó khăn trong những ngày đầu, tiếp tục đứng vững và phát triển…

Từ ATK Định Hóa, Bộ Tổng chỉ huy ngày đêm nghiên cứu định ra phương châm hoạt động cụ thể thích hợp cho từng chiến trường như mở các chiến dịch: Trung Du (1950), Đường số 18, Hà - Nam - Ninh (1951), Hòa Bình (Đông - Xuân 1951 - 1952), Tây Bắc (Thu - Đông 1952), Thượng Lào (Xuân - Hè 1953). Lán Tỉn Keo (Phú Đình) đã từng là nơi Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua chủ trương chiến lược trong Đông - Xuân 1953 - 1954. Và cũng chính tại nơi đây, Bộ Chính trị hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

ATK Định Hóa cũng là một trong những nơi Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra các chủ trương, biện pháp chỉ đạo hoạt động kinh tế, tài chính, văn hóa… trong cả nước. Thực hiện chủ trương của Trung ương, khắp nơi trong vùng tự do, các ủy ban tự túc, tự cấp về ăn, mặc được thành lập. Các đơn vị bộ đội, cơ quan, xí nghiệp, trường học… đều dành thời gian để tăng gia sản xuất… Ngoài lương thực và hoa màu, nhiều nơi nhân dân ta còn trồng bông, trồng dâu nuôi tằm. Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ - đặt tại Phượng Tiến - đã sản xuất được khối lượng giấy đáp ứng một phần lớn nhu cầu về giấy viết cho các cơ quan.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tại ATK Định Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ chính quyền các cấp. Người căn dặn, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cuối năm 1947, tại Điềm Mặc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cuốn Sửa đổi lối làm việc, kí bút danh X.Y.Z. Đây là một tài liệu rất bổ ích, giúp cho cán bộ, đảng viên trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tác phong cách mạng. Những điều căn dặn của Người trong tác phẩm đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Là một nơi tập trung các cơ quan đầu não quan trọng nhất để lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trong cả nước, ATK Định Hóa được coi là trung tâm của Thủ đô kháng chiến.

2.2. ATK Định Hóa là một trong những nơi thực hiện chế độ dân chủ mới

Là ATK Trung ương, đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa sớm được hưởng nền tự do, dân chủ với những chính sách thực sự vì lợi ích của nhân dân. Trong ATK Định Hóa, bộ máy chính quyền các cấp từng bước được củng cố và kiện toàn, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ. Ở đây có các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, cơ quan Bộ Quốc phòng… được chia thành từng bộ phận nhỏ thường xuyên di chuyển, hòa vào với nhân dân ở những bản làng hẻo lánh, được sự che chở của nhân dân, khiến địch khó có thể phát hiện.

Tại Định Hóa, dù công quỹ Nhà nước còn hết sức eo hẹp, trong năm 1948, nông dân trong huyện vẫn được vay 40.000 đồng để mua trâu bò, nông cụ. Cùng với việc thực hiện tốt các chính sách cho nông dân vay vốn mua sắm nông cụ, Đảng bộ và các cấp chính quyền thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống nhân dân các dân tộc. Ngoài khoản trợ cấp hằng năm của Tiểu ban Cứu tế tỉnh dành cho, Ủy ban Kháng chiến Hành chính huyện có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn công quỹ của địa phương. Bà con nông dân trong huyện còn được tiếp thu các biện pháp kĩ thuật, được hướng dẫn tổ chức sản xuất, thành lập tổ đổi công. Ngay từ năm 1950, toàn huyện đã xây dựng được 100 tổ đổi công. Từ đó, phong trào xây dựng tổ đổi công được mở rộng. Suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Định Hóa là một trong những huyện có phong trào xây dựng tổ đổi công mạnh nhất tỉnh Thái Nguyên.

ATK Định Hóa cũng là nơi đầu tiên thể nghiệm chính sách thuế nông nghiệp (5/1951) của Chính phủ. Không những là nơi thực hiện thí điểm các chính sách kinh tế, tài chính, từng bước đem lại quyền lợi vật chất cho nhân dân các dân tộc, ATK còn là nơi được chú trọng chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, nhất là từ khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, với vị trí là ATK Trung ương, bộ mặt xã hội ở huyện Định Hóa từng bước đổi thay. Các trường học được mở ra ở nhiều nơi. Đến cuối năm 1950, mỗi xã đã có một trường phổ thông, với tổng số 80 lớp, gồm 1.230 học sinh và 38 giáo viên[7]. Phong trào bình dân học vụ ngày càng mở rộng.

Việc chăm lo bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong vùng được quan tâm. Thực hiện phương châm “phòng bệnh là chính”, cuộc vận động nếp sống vệ sinh với phong trào “Ba sạch” (ăn sạch, uống sạch, ở sạch) phát triển rộng rãi ở nhiều nơi. Hiện tượng “cầu ma”, “cúng ma” giảm dần. Công tác tuyên truyền thời sự, chính sách được chú trọng, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng mở rộng. Đến cuối năm 1950, toàn huyện đã làm được 7 nhà thông tin, 3 bảng dán tin tức, 70 chòi phát thanh, 69 loa phát thanh và 62 khẩu hiệu có tính chất lâu dài…

2.3. ATK Định Hóa là một trong những đầu mối quan hệ trong và ngoài nước

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến trường toàn quốc bị chia cắt; vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm xen kẽ nhau, việc giao thông liên lạc gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự liên hệ giữa ATK Định Hóa với các địa phương, các chiến trường khắp ba miền Bắc - Trung - Nam vẫn được giữ vững.

Đóng vai trò Thủ đô kháng chiến của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ATK Định Hóa còn là nơi đón tiếp, gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam với đại biểu nước ngoài. Năm 1948, tại một địa điểm thuộc xã Phú Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng tiếp phái viên của Chu Ân Lai, bàn về việc phối hợp chiến đấu giúp đỡ lẫn nhau giữa quân đội cách mạng hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Từ ATK, chuyến đi bí mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc và Liên Xô (01/1950) đã mở ra một thế phát triển mới cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Trung Quốc, Liên Xô, sau đó một loạt nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã tiếp các đoàn nước ngoài như Liên Xô, Pháp, Thụy Điển,… Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cử một số cố vấn sang Việt Nam, thường xuyên làm việc tại ATK Định Hóa, giúp đỡ Chính phủ ta về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính. Ngày 01/9/1954, tại đồi Giang, xã Độc Lập (nay là xã Tiên Hội), huyện Đại Từ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận quốc thư của Đại sứ Trung Quốc La Quý Ba. Đây là Lễ nhận quốc thư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Có thể khẳng định rằng, mối quan hệ thân thiện, hợp tác mở rộng giữa nước ta và các nước trên thế giới được bắt nguồn từ ATK Thái Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp và trong những ngày đầu tiên sau khi hòa bình lập lại.

  1. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh giàu có, phồn vinh

Trong suốt cuộc đời cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình cảm và luôn quan tâm dìu dắt, khích lệ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh  Thái Nguyên phát huy tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối.

Người đánh giá cao vai trò của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên - một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam. Thái Nguyên đã từng được Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ chọn làm địa bàn xây dựng căn cứ địa và ATK trong thời kỳ vận động Cách mạng Tháng Tám (1939 - 1945). Đó cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đặt đại bản doanh để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi tới thắng lợi, đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ. Từ đó, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn tỉnh Thái Nguyên, một tỉnh “sẵn có truyền thống cách mạng vẻ vang, có tài nguyên phong phú, có nông nghiệp hợp tác hóa, có thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Đồng bào dân tộc sẵn có đức tính cần cù… trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta[8].

Từ khi cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập cuối năm 1936 tại La Bằng (Đại Từ), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tập hợp, đoàn kết thành một lực lượng hùng hậu dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính nhờ đó, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã vùng dậy đạp tan chính quyền đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân ngày 20/8/1945; vượt qua mọi gian nan thử thách cùng quân dân Việt Bắc bảo vệ an toàn Thủ đô kháng chiến, trong đó có các cơ quan đầu não, có Chủ tịch Hồ Chí Minh; lập nhiều chiến công trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện đắc lực sức người, sức của cho đồng bào miền Nam ruột thịt, góp phần xứng đáng vào Đại thắng mùa Xuân 1975.

Hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được nhiều thắng lợi rất quan trọng. Nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô kinh tế không ngừng mở rộng. Thái Nguyên luôn nỗ lực phát huy vị trí, thế mạnh của tỉnh là trung tâm kinh tế, công nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo của vùng và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển chung của vùng và cả nước. Hiện nay giá trị xuất khẩu của Thái Nguyên đứng thứ tư cả nước; thu ngân sách đứng trong tốp 20 cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,48%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, chỉ số cạnh tranh PCI năm 2020 xếp thứ 11/63, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công PAPI đứng thứ 3/63, chuyển đổi số đứng thứ 12/63, trong đó đặc biệt chính quyền số đứng thứ 3/63 tỉnh, thành trong cả nước. GRDP bình quân đầu người năm năm 2021 đạt 95,1 triệu đồng/người/năm; mục tiêu đến năm 2025 đạt 150 triệu đồng/người/năm.

Hệ thống y tế, giáo dục không ngừng được củng cố, phát triển từ tuyến tỉnh đến cơ sở; chính sách an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm mạnh, năm 2016 là 11,21% đến năm 2021 giảm xuống chỉ còn 2,16%. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, hoạt động đối ngoại được mở rộng. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực; phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục có nhiều đổi mới, góp phần phát huy dân chủ, giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Trong những lúc khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, Thái Nguyên đã kiên cường, bản lĩnh, có nhiều cách làm linh hoạt, đổi mới, sáng tạo để phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh trật tự. Những thành tựu đạt được trong thời gian qua đã tạo cơ sở quan trọng cho tỉnh phát triển nhanh, vững chắc trong thời gian tới.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; phấn đấu trở thành tỉnh tự cân đối được ngân sách, xứng đáng với vai trò, vị thế, tiềm năng của tỉnh trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc như mục tiêu đã nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020 - 2025, đó là: “Trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030”.

Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về ATK Định Hóa cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (20/5/1947 - 20/5/2022); 68 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2022); 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022); triển khai Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Tỉnh ủy Thái Nguyên sẽ phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Thái Nguyên - Một chặng đường” nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về ATK Định Hóa cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (20/5/1947 - 20/5/2022). Một chuỗi các hoạt động kỷ niệm sẽ được tổ chức trong dịp này, bao gồm: văn hóa (chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm sách, báo, ảnh, tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh), thể thao; khởi công Dự án cải tạo, sửa chữa Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa...

Em ơi Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên loại nào ngon nhất?

Dạ em cảm ơn anh, trà của HTX Trà Xanh Thái Nguyên thì có rất nhiều loại, bên em quy hoạch và phân loại ra thành 5 loại chính gồm:

- Trà Đinh: Là loại trà cao cấp nhất, được tuyển chọn, thu hái từ những búp chè sạch và tinh túy nhất theo quy cách 1 búp, thường dùng làm quà biếu cao cấp, có các mức giá giao động từ 1,5 đến 3 triệu đồng/1kg tùy từng loại.

- Trà Tôm Nõn: Cũng là loại trà ngon, cao cấp được tuyển chọn và thu hái từ những búp chè sạch, tinh túy nhất theo quy cách 1 búp 1 lá non, thường dùng cho khách hàng làm quà biếu hoặc các khách hàng cao cấp, sành trà, sản phẩm có các mức giá giao động từ 500 đến 1 triệu/1kg tùy từng loại

- Trà Móc Câu: Đây cũng là loại trà ngon, cao cấp thượng hạng, được tuyển chọn kỹ lưỡng và thu hái từ những búp chè sạch, an toàn nhất theo quy cách từ 1 búp đến 2 hoặc 3 lá, thường dùng cho khách hàng trung và cao cấp, mức giá giao động từ 350 đến 500 ngàn/1kg. Còn loại từ 200 đến 300 ngàn thì thường dùng cho giới bình dân.

- Trà đóng hộp: HTX Trà Xanh Thái Nguyên có rất nhiều loại hộp trà từ bình dân đến cao cấp, đảm bảo phục vụ được tất cả các nhu cầu của quý khách khi mua làm quà biếu.

- Trà Rời: Bao gồm tất cả các loại, từ mức giá 80.000đ/1kg đến 3 triệu 1kg, tùy theo khách đặt hàng, loại nào bên em cũng có nhé.

Em ơi mua Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên ở đâu giá tốt nhất?

Vâng, em cảm ơn anh. Câu trả lời bên em là anh đã tìm đúng nơi bán trà giá tốt nhất rồi. Bên em là HTX Trà Xanh Thái Nguyên, trực tiếp sản xuất các sản phẩm Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên và bán trực tiếp với giá xuất xưởng đến tay người tiêu dùng. Anh hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn mua sản phẩm. Bên em bán hàng từ đầu năm đến cuối năm với mức giá ổn định không tăng, không giảm, đảm bảo giá tốt nhất để anh mua hàng. Anh kết bạn Zalo 0944899009 để bên em gửi báo giá cho anh nhé.

Em ơi Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên có bao nhiêu loại?

Vâng, em cảm ơn anh. Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên có rất nhiều loại anh ạ, tuy nhiên, để lựa chọn những sản phẩm dùng trong gia đình thì em xin được gợi ý những mức giá như sau:

  • Trà Đinh: Mức giá thường giao động từ 1.5 đến 3 triệu, sản phẩm thường dùng làm quà biếu hoặc khách hàng cao cấp, sành trà
  • Trà Nõn Tôm: Mức giá thường giao động từ 500 đến 1 triệu, sản phẩm thường dùng cho khách hàng cao cấp, sành trà, cũng có thể làm quà biếu rất sang trọng
  • Trà Móc Câu: Mức giá thường giao động từ 350 đến 500, sản phẩm thường dùng cho khách hàng sành trà, nghiện trà bởi đây là sản phẩm được nhiều người ưa thích nhất, cũng có thể làm quà biếu sang trọng.
  • Trà Trung bình: Mức giá giao động từ 200 đến 300 ngàn

Em ơi muốn mua trà ngon và sạch thì mua ở đâu?

Vâng, em xin cảm ơn anh và chúc mừng anh đã hỏi đúng nơi, đúng chỗ cung cấp các sản phẩm Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên ngon, sạch và an toàn nhé.

Em xin giới thiệu, các sản phẩm Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên do HTX Trà Xanh Thái Nguyên sản xuất đều rất ngon, sạch, đảm bảo chất lượng anh nhé.

Sản phẩm bên em khi sản xuất đều được lựa chọn từ những búp chè xanh, non và sạch như thế này.

Khi thành phẩm, các búp trà đều soăn chặt và rất nhỏ

Khi pha trà thì đảm bảo hương trà rất thơm mùi cốm non, nước xanh, vị đượm và ngọt hậu sâu nhé. Chẹp chẹp…..Đảm bảo khi thưởng thức thì cứ gọi là……..suỵt….phê luôn

Em ơi Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên có những mức giá nào?

Vâng, em cảm ơn anh nhé. Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên có rất nhiều loại và nhiều mức giá khác nhau.

Khi sản xuất các sản phẩm trà Tân Cương theo tiêu chuẩn VietGap, HTX Trà Xanh Thái Nguyên căn cứ vào các quy chuẩn thu hái búp chè, kỹ thuật chế biến và chất lượng sản phẩm để phân biệt các mức giá khác nhau để khách hàng dễ lựa chọn. Các dòng trà đinh có mức giá từ 1,5 đến 3 triệu (có nơi họ chém đến 5 – 6 triệu/1kg nếu khách hàng không biết mua), dòng trà nõn tôm mức giá từ 500 đến 1 triệu/1 kg, dòng trà móc câu mức giá từ 350 đến 500 ngàn/1kg, dòng trà bình dân từ 200 đến 300 ngàn/1kg.

Em ơi Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên mùa nào ngon nhất?

Vâng, em cảm ơn anh nhé. Trà Miền Bắc nói chung và Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khác với trà Lâm Đồng, Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất phụ thuộc vào thời tiết 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do vậy, Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất ngon nhất là vào Mùa Thu, mùa này thời tiết mát mẻ, đầy đủ nước tưới và kết hợp với gió heo may man mát, cây chè hấp thu được đầy đủ các dưỡng chất khi chăm bón, nên cho chất lượng tốt nhất, ngon nhất trong năm, thời gian từ tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch hàng năm. Anh có thể mua luôn để dùng đến Tết thì chất lượng vẫn rất ngon và ổn định.

 

Em ơi, khi nhận trà có được pha để uống thử không?

Dạ anh ơi, bên em có hàng ngàn khách hàng trên toàn quốc, nếu khách nào cũng không tin tưởng mà đòi thử trà thì:

  • Thứ nhất, các anh chị bưu tá không có thời gian để chờ đợi khách hàng đun nước, thử trà….
  • Thứ 2, nếu bên em không tạo niềm tin cho khách hàng thì sản phẩm bên em không đáng để anh chị đặt mua
  • Thứ 3, hàng bên em luôn luôn đầy đủ thông tin trên bao bì sản phẩm, anh chị mua xong nếu không ưng ý, có thể đổi lại…
  • Thứ 4, bên em sản xuất và bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng nên rất mong muốn khách hàng ủng hộ và mua lại nhiều lần tiếp theo chứ không phải mua 1 lần rồi mất hút.
  • Thứ 5, anh chị hoàn toàn yên tâm nhận hàng vì sản phẩm bên em bán ra thị trường đều được đảm bảo uy tín và đặt lợi ích của khách hàng nên trên hết.

Em ơi sao trà lần này không ngon bằng lần trước?

Dạ vâng, em rất hiểu, thông cảm và chia sẻ cùng anh về cảm nhận đó. Em xin chia sẻ với anh rằng, Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất nói chung và trà Miền Bắc nói riêng, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do vậy, chất lượng và hương vị của trà cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, nên anh cảm nhận được như vậy là đúng rồi.

Về sản phẩm trà của HTX Trà Xanh Thái Nguyên, 100% sản phẩm được sản xuất tại vùng nguyên liệu chè Tân Cương Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng đảm bảo rất tốt cho người sử dụng anh nhé. Điều quan trọng là phải sạch và an toàn.

Đây, giấy chứng nhận VietGAP của HTX Trà Xanh Thái Nguyên đây ạ.

Em ơi, Đặc sản Thái Nguyên (Trà Tân Cương Thái Nguyên) và các loại Trà Lài Thái Nguyên ngon nhất, chè Tân Cương Thái Nguyên gửi cho anh thì bao lâu nhận được?

Dạ vâng, em cảm ơn anh. Trà anh đặt hàng hôm nay thì bên em sẽ gửi qua bên Viettel post ạ, thời gian vận chuyển các tỉnh Miền Bắc từ 1 – 2 ngày, Miền Trung từ 3 – 4 ngày, Miền Nam từ 5 – 6 ngày anh nhé. Anh ước lượng thời gian, để ý điện thoại khi bưu tá gọi và nhận hàng giúp em nhé.

Sản phẩm trà của HTX Trà Xanh Thái Nguyên bên em được đóng trong các hộp Bảo Ngọc Trà đẹp như thế này, có đầy đủ thông tin trên hộp nên anh cứ yên tâm nhận hàng về dùng nhé

Em ơi, trà bên em 199.000đ có được tặng thêm 1 gói 100g không?

Dạ, em cảm ơn anh. Thực tế, không ai cho ai và không ai tặng ai cái gì trên đời này cả. Đó chỉ là chiêu bán hàng của thương mại điện tử thôi anh ạ. Anh được tặng 1 gói, nghĩa là anh phải mua 1kg + 100g = 1,1kg với giá 199.000đ. Lại còn được tặng kèm 1 gói để pha thử (hàng pha thử chắc chắn là ngon rồi, còn hàng nhận được thực tế thì uống không được, vứt đi thì tiếc 199.000đ). Anh mua 1kg bên em có thể tặng 2 gói như thế này cũng được, nhưng chất lượng bên trong chắc chắn sẽ phải giảm đi để về mức giá 199.000đ, chẳng ai kinh doanh mà bảo bán lỗ cho anh và tặng anh nhiều như vậy đâu. Thực sự mà nói, những sản phẩm với chất lượng như vậy thì anh dùng có đảm bảo chất lượng không? Hơn nữa, không cẩn thận những loại hàng này còn gây hại sức khỏe vì chẳng có cơ quan nào kiểm định về chất lượng, hàng thì trôi nổi trên thị trường, người mua thì không biết rõ được địa chỉ của người bán. Thật khổ cho các bác ham rẻ!

Đặc sản Thái Nguyên - Tân Cương

In bài viết

HTX TRÀ XANH THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Số 38, Ngõ 288, Tổ 21 P. Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

Điện thoại/Zalo: 0944 899 009

Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

MST: 4601 351 514, Giấy DKKD số: 4601 351 514  Ngày cấp:04/09/2020

ATVSTP số 33/2021/NNPTNT-TN, VietGAP số: DVCL-VG-TT-21-19-13

trà lài thái nguyên | trà làitrà nhàitrà hoa nhàitrà hoa làilục trà làitrà hoa nhài có tác dụng gìhoa nhài khôtrà xanh làitrà xanh nhàitrà hương làitrà xanh hoa nhàitrà lài có tác dụng gìtrà lài phúc longtrà lài lộc phát | trà tân cương Thái Nguyên | trà thái nguyên tân cương | trà thái nguyên |

 

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

facebook-nho-2027 youtube-nho-1656 messenger-nho-0424 zalo-nho-0933 

Đang truy cập: 62
Trong ngày: 112
Trong tuần: 1230
Lượt truy cập: 379298

logosalenoti

Fanpage - facebook

Copyright © 2010 Bản quyền thuộc về HTX Trà Xanh Thái Nguyên.

1
Bạn cần hỗ trợ?